Cách massage giảm đau cơ chân khi làm việc nặng

Ngày đăng 26/10/2021 16:34

Đôi chân là bộ phận phải chịu nhiều áp lực của cơ thể, từ trọng lượng đến mọi sự hoạt động, di chuyển…nên rất dễ bị tổn thương và thường bị nhức mỏi, đau cơ; nhất là với những người có thể trạng quá nặng khiến đôi chân bị quá tải như người thừa cân, béo phì; hoặc những người có đặc thù công việc phải đi lại nhiều, đứng nhiều, mang vác nặng…

cach-massage-giam-dau-co-chan-khi-lam-viec-nang

Cách massage giảm đau cơ chân khi làm việc nặng

Khi bị đau cơ chân, người bệnh sẽ đi lại, vận động khó khăn, ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt hàng ngày và cả sức khỏe. Vì vậy, giảm đau cơ chân là vấn đề bất cứ ai cũng đều quan tâm. 

Có nhiều cách để giảm thiểu tình trạng đau cơ chân hiệu quả các bạn có thể áp dụng. Trong đó, nghỉ ngơi và chăm sóc đôi chân là điều tiên quyết chúng ta nên thực hiện. Bởi khi chân xuất hiện tình trạng đau tức là cơ xương khớp ở chân đã bị tổn thương, nếu chúng ta vẫn cố gắng tiếp tục các hoạt động tác động lên chân sẽ khiến tổn thương càng nặng thêm.

cach-massage-giam-dau-co-chan-khi-lam-viec-nang-1

Cùng với việc để đôi chân được nghỉ ngơi, các bạn có thể thực hiện một số phương pháp giảm đau đơn giản và hiệu quả như chườm nóng hoặc lạnh cho chân bớt đau. Các bạn có thể cho nước nóng hoặc đá lạnh vào túi chườm và chườm lên vùng cơ chân bị đau. Cách này có tác dụng giảm căng tức cơ, giảm sưng tấy, viêm nhiễm; xoa dịu cơn đau nhanh chóng.

Đặc biệt, một phương pháp giảm đau cơ chân được rất nhiều người ưa chuộng và tín nhiệm đó là massage chân. Massage xoa bóp có tác dụng giúp máu lưu thông đến chân tốt hơn; vì chân cũng là bộ phận xa nhất của cơ thể nên máu lưu thông đến chân tốt sẽ cung cấp đầy đủ dưỡng chất đến các vùng mô, cơ bắp ở chân, giúp nhanh phục hồi thương tổn.

cach-massage-giam-dau-co-chan-khi-lam-viec-nang-2

Không những vậy, massage chân cũng là cách chăm sóc sức khỏe cho toàn bộ cơ thể, vì đôi chân là nơi tập trung nhiều huyệt đạo và dây thần kinh quan trọng, có liên quan mật thiết đến các cơ quan, bộ phận khác; tác động đến chân cũng là cách chúng ta hỗ trợ tăng cường chức năng hoạt động cơ thể; nâng cao khả năng phục hồi năng lượng.

Trước khi massage chân, các bạn nên ngâm chân khoảng 10 phút trong nước ấm, có pha chút muối và gừng tươi giã nhỏ thì càng tốt. Hoặc tiện hơn là các bạn hãy xoa lên chân một chút tinh dầu có tính chất nóng như tinh dầu bạc hà, tinh dầu quế…để giúp thực hiện các động tác massage dễ dàng và tăng hiệu quả.

cach-massage-giam-dau-co-chan-khi-lam-viec-nang-3

Thực hiện massage chân bằng cách dùng các ngón tay khép lại xát mạnh theo chuyển động tròn từ giữa lòng bàn chân lan rộng ra khắp bàn chân; xoa xát mạnh và lâu hơn vào những vị trí bị đau nhức.
Tiếp theo, ngồi duỗi thẳng và thả lỏng hai chân, dùng hai tay xoa bóp, vuốt từ cổ chân ngược lên đến đùi, háng nhiều lần cho tới khi hai cẳng chân ấm lên. Động tác này sẽ giúp phần cơ, xương khớp thư giãn và không bị căng cứng.

Xoa bóp kỹ cho phần gót chân, sau đó làm động tác xoay cổ chân để giúp cơ xương khớp ở cổ chân mềm dẻo. Hãy dùng một bàn tay đỡ gót chân, một tay nắm bàn chân và xoay tròn theo chiều kim đồng hồ và ngược lại. Thực hiện lần lượt cho từng bên chân.

cach-massage-giam-dau-co-chan-khi-lam-viec-nang-4

Ngoài ra, các bạn có thể làm những động tác massage chân đơn giản như ngồi trên ghế, đặt lòng bàn chân lên quả bóng tennis rồi di chuyển chân để quả bóng lăn, tác động vào toàn bộ lòng bàn chân; hoặc dùng chân này cọ xát vào gót bàn chân kia…đều có tác dụng tốt, giúp chân dễ chịu, giảm đau nhức. Các bạn cũng có thể trang bị và sử dụng máy massage, ghế massage tại nhà.