Ở lứa tuổi dậy thì, đối với các bạn nữ thì hành kinh là một điều mang tính quy luật. Thông thường một chu kỳ hành kinh sẽ lặp lại từ 28 cho đến 32 ngày kể từ ngày kết thúc chu kỳ trước. Thiếu nhưng không phải lúc nào hành kinh cũng sẽ đến đều đặn và có rất nhiều trường hợp bị chậm kinh kèm theo đó là đau bụng dưới và đau lưng. Và nếu như bạn muốn biết rằng điều này có phải là dấu hiệu khi mà sức khỏe gặp vấn đề hay không thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây nhé.
Chậm kinh, đau bụng dưới, đau lưng và cách khắc phục.
Trước tiên ta cần phải có một vài kiến thức cơ bản về chậm kinh. Chậm kinh hay còn được gọi là trễ kinh, là hiện tượng mà chu kỳ kinh nguyệt không đều nhau ở phụ nữ. Như đã nói ở trên thì chu kỳ kinh nguyệt sẽ được tính từ ngày hành kinh tháng này cho đến ngày hành kinh tháng sau. Thời gian này kéo dài trong khoảng 35 ngày Tuy nhiên nếu như sau đó chu kỳ kinh nguyệt của bạn vẫn chưa xuất hiện thì sẽ được gọi là chậm kinh.
Nếu như thời gian chậm kinh của bạn kéo dài tận 6 chu kì liên tiếp thì thì sẽ gọi là vô kinh. Kinh nguyệt có vai trò rất quan trọng trọng và đảm nhận vai trò thực hiện thiên chức của phụ nữ. Vì vậy nếu như tình trạng chậm kinh của bạn xuất hiện và đi kèm với chứng đau âm ỉ bụng dưới trong một thời gian dài thì hãy nên thăm khám bác sĩ để xác định được nguyên nhân.
Nguyên nhân đầu tiên và cũng là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng này đó chính là mang thai. Nếu như bạn đã quan hệ tình dục và tình trạng chậm kinh xảy ra khoảng một tháng sau đó thì khả năng cao là bạn đã đã có em bé. Hàng tháng lớp niêm mạc ở tử cung sẽ được hình thành, đóng vai trò giúp cho quá trình thụ thai được diễn ra và nếu như quá trình này không diễn ra thì lớp niêm mạc này sẽ bong ra và tạo nên kinh nguyệt.
Điều này đồng nghĩa rằng nếu như quá trình hình thụ tinh thành công thì lớp niêm mạc sẽ được giữ nguyên và hỗ trợ cho thai nhi làm tổ. Vì vậy chu kỳ kinh nguyệt sẽ cung cấp xuất hiện và gây ra tình trạng chậm kinh. Lúc này bạn hãy kiểm tra bằng cách sử dụng que thử thai bởi vì đây là phương pháp đơn giản nhất. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp thì que thử thai sẽ cho ra kết quả một vạch mặc dù bạn đang mang thai nên để chắc chắn hơn thì hãy nên thăm khám bác sĩ.
Nếu như mang thai không phải là nguyên nhân gây ra tình trạng chậm kinh và đi kèm theo đó là đau âm ỉ bụng dưới thì có thể cơ thể bạn đã xuất hiện một vài bệnh lý. Một số căn bệnh phụ khoa ra mà nữ giới thường xuyên gặp phải gây ra triệu chứng trên có thể kể đến như u nang buồng trứng, viêm buồng trứng, u xơ tử cung,...Không chỉ ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt mà những căn bệnh này còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của bạn nên ngay khi xuất hiện tình trạng này thì hãy lập tức đi thăm khám bác sĩ.
Một số nguyên nhân khác như tác dụng của phụ của thuốc điển hình như những loại thuốc kháng sinh liều cao, thuốc an thần, thuốc nội tiết,... cũng sẽ tác động tới chu kỳ kinh nguyệt hoặc chế độ ăn uống của bạn thiếu khoa học và hợp lý cũng sẽ là nguyên nhân gây nên.
Bạn có thể khắc phục tình trạng này bằng cách xây dựng cho bản thân một chế độ sinh hoạt dinh dưỡng khoa học và hợp lý, bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cho cơ thể. Bên cạnh đó ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày và rèn luyện sức khỏe thường xuyên bằng cách tập luyện thể dục thể thao. Khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần để có thể phát hiện bệnh và điều trị kịp thời.