Đau bụng dưới là tình trạng phổ biến ở phụ nữ. Nhiều chị em lo lắng không biết đau bụng dưới có phải do có thai hay không. Bởi vì khó chịu ở bụng có thể là triệu chứng của rất nhiều nguyên nhân khác nhau.
Đau bụng dưới có phải dấu hiệu mang thai
Thông tin trong bài viết này sẽ giúp các bạn phân biệt giữa cơn đau do mang thai và đau khi chị em bị hành kinh, cũng như một số tình trạng khác.
Đau bụng do mang thai có những biểu hiện là bị đau bụng dưới âm ỉ và nhẹ. Hơn nữa, trong những tuần đầu tiên của thai kỳ, bụng dưới của mẹ bầu có thể có cảm giác bị kích thích, và cơn đau bụng khi mang thai sẽ xuất hiện kết hợp với tình trạng mẹ bầu bị ốm nghén như buồn nôn và nôn; mệt mỏi; thè ăn một món nào đó…
Tốt nhất, khi có các dấu hiệu nói trên, cácbạn nên mua que thử thai sử dụng rất dễ dàng, tiện lợi; hoặc đến trung tâm y tế để xét nghiệm, siêu âm. Bởi vào giai đoạn đầu tiên của thai kỳ, có thể đau bụng dưới còn kèm theo triệu chứng táo bón, giãn dây chằng, đầy bụng hoặc khó tiêu... rất dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Nếu không phát hiện kịp thời sẽ khiến sức khỏe của mẹ và thai nhi ngày càng giảm sút. Thậm chí trường hợp xấu, đau bụng có thể là do mang thai ngoài tử cung, sẩy thai…cần được xử lý càng sớm càng tốt.
Nếu triệu chứng đau bụng dưới thực sự do mang bầu, các bà bầu cần có những phương pháp giảm đau và chăm sóc sức khỏe như thực hiện chế độ dinh dưỡng đầy đủ; nên bổ sung dưỡng chất cần thiết theo chỉ định của bác sĩ; có thể thực hiện thêm các bài tập yoga cho bà bầu để giúp giảm bớt cơn đau…
Ngoài việc đau bụng dưới do mang thai, nhiều chị em thường gặp tình trạng đau bụng vào thời gian trước và trong kỳ kinh nguyệt. Đau bụng kinh khác với các triệu chứng mang thai ở những điểm sau:
Cảm giác khó chịu liên tục và âm ỉ, kèm theo co thắt ở bụng dưới. Cơn đau bắt đầu trước kỳ kinh 1-3 ngày và đạt đỉnh điểm vào ngày đầu tiên của kỳ kinh. Cơn đau nhức sẽ biến mất sau ba ngày.Những cơn đau bụng kinh có thể lan đến lưng và đùi, gây ra cảm giác nặng nề ở bụng, khó chịu ở dạ dày, buồn nôn và các triệu chứng khác. Hơn nữa, một số phụ nữ sẽ bị đau ở lưng dưới hoặc bụng. Cơn đau bắt đầu từ 1 đến 2 ngày trước chu kỳ kinh nguyệt và kết thúc khi hết kinh.
Trong chu kỳ kinh nguyệt, tử cung co bóp để tống niêm mạc tử cung ra ngoài. Hormone prostaglandin tạo ra sự co thắt cơ ở tử cung, dẫn đến đau bụng kinh ở phụ nữ.
Ngoài ra, các bệnh phụ khoa, chẳng hạn như u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung hoặc bệnh viêm vùng chậu cũng có thể gây bụng dưới.Vì vậy, tốt nhất chị em phụ nữ hãy đi khám tại cơ sở y tế khi có triệu chứng đau bụng dưới dữ dội hoặc kéo dài.
Bên cạnh đó, các bạn có thể tham khảo những phương pháp giúp giảm bớt cơn đau như: ngâm mình trong nước nóng hoặc chườm nóng lên vùng bụng dưới; massage bà vầu để điều hòa khí huyết và thư giãn cơ thể…