Tập chạy bộ và các sai lầm mắc phải

Ngày đăng 12/08/2019 17:11

Chạy bộ về cơ bản có mục đích rèn luyện tăng cường sức khỏe, song song với đó là giữ dáng, giảm cân, thư giãn tinh thần và thể chất. Tuy nhiều người tập và đa số đều đạt được những kết quả hài lòng, nhưng thực tế có không ít bạn tập chạy bộ mắc phải những sai lầm, ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như tiến độ luyện tập.
Dưới đây chúng ta cùng phân tích một số sai lầm được coi là dễ mắc phải:

Tập chạy bộ và các sai lầm mắc phải

1. Nhịp chân chậm

Nhiều bạn tập chạy bộ chỉ quan tâm đến đoạn đường chạy được bao nhiêu km mà quên đi việc quan tâm đến số bước chạy. Vì lí do này, nhiều bạn đã sai lầm không tăng nhịp chạy mà lạm dụng sải chân dài để đạt mục đích chạy xa nhất.

Thực ra, chạy bộ quan trọng ở số bước chạy hơn. Số bước chạy biểu hiện rõ ràng nhất cho cường độ vận động của người tập. Hệ cơ và khớp vận động được đếm bằng chính số lần vận động, tức là số bước, chứ không đếm bằng chiều dài vượt qua. Với tần suất vận động cao thì cơ bắp cũng được rèn luyện tốt hơn, năng lượng tiêu hao cũng cao hơn nhiều lần.

Trong thi đấu, tận dụng lợi thế sải chân dài là yếu tố tích cực. Tuy nhiên trong rèn luyện thể thao chạy bộ thì lại không hợp lý.

Để đảm bảo cơ thể vận động năng động hơn, thì việc tăng nhịp bước là quan trọng. Các chuyên gia cho rằng với 180 bước/1 phút là mức chuẩn mực cho chạy bộ rèn luyện cơ thể.

2. Tiếp đất

Việc thực hiện tốt kỹ thuật động tác chạy bộ không đơn giản như nhiều người nghĩ. Việc tiếp đất bằng gót chân ảnh hưởng tiêu cực đến xương gót và hệ thống xương khớp của chân, do đó các bạn nên lưu ý trường hợp này.

Tốt nhất, hãy luyện tập tiếp đất bằng lòng bàn chân.

3. Tư thế không chuẩn

may-chay-bo-dien-hm-1827

Tư thế chạy không chuẩn ảnh hưởng lớn đến an toàn thể thao, ngoài ra còn ảnh hưởng đến sức bền của người tập. 

Để tránh sai lầm về tư thế, các bạn nên chú ý thực hiện chạy bộ với tư thế thẳng, không chúi về trước, ngửa về sau hay nghiêng hai bên. Mắt nhìn trước để giúp trục cơ thể được chuẩn mực.

Trong trường hợp luyện tập với máy chạy bộ điện gia đình, các bạn hạn chế thực hiện việc cầm tay cầm của máy, hãy chú ý để tay được “đánh” thoải mái và tự nhiên.

4. Không coi trọng khởi động

Khởi động đảm bảo cho bạn an toàn, giảm các nguy cơ chấn thương xương khớp và cơ bắp khi luyện tập. Nếu không chú ý bước khởi động, các bạn rất dễ bị trật khớp hay chuột rút khi vận động cường độ cao.

may-chay-bo-dien

5. Thay đổi tốc độ đột ngột

Việc thay đổi đột ngột tốc độ chạy ảnh hưởng tiêu cực đến tim mạch và hô hấp. Tuyệt đối không nên chạy nước rút xong rồi đứng lại hoặc nằm nghỉ. Nên có thời gian chạy chậm, đi bộ để cơ thể điều hòa và cân bằng các hoạt động của tim mạch cũng như hô hấp.

Trên đây là một số chia sẻ về Tập chạy bộ và các sai lầm mắc phải? Phong trào tập chạy bộ thể thao ngày càng được nhiều người hưởng ứng tham gia. Các lợi ích của môn thể thao này đem lại cho sức khỏe con người khá toàn diện, thể hiện rõ ràng và cụ thể đối với từng người tập, do vậy người tập càng cần chú ý tránh những sai lầm ảnh hưởng đến kết quả tập luyện. Nếu các bạn còn câu hỏi hay thắc mắc nào khác liên quan đến Tập chạy bộ, máy chạy bộ, máy chạy bộ điện... Hãy liên hệ với Daiviet Sport để được tư vấn cụ thể.


 

Sản phẩm khác : máy tập gym trong nhà, ghế massage tại nhà.